SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ CỦA CÔNG ĐOÀN KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ THÁNG 9.2017
Với sự bùng phát của dịch bệnh sốt xuất huyết (theo thống kê, số ca mắc tính đến 23/8/2017, cả nước có: 99.647 trường hợp, tại Hà Nội có 19.962 trường hợp), sáng thứ Tư, ngày 13.9.2017, Công đoàn Khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề tháng 9 với chủ đề “Dự phòng và Điều trị sốt xuất huyết và các bệnh giao mùa” nhằm nâng cao kiến thức của công đoàn viên về bệnh sốt xuất huyết và các bệnh giao mùa.
BCH Công đoàn Khoa đã mời tới chia sẻ tại buổi sinh hoạt này là Bác sĩ Vũ Tùng Sơn, Khoa Dịch tễ, Học viện Quân y.
Ảnh: Bác sĩ Vũ Tùng Sơn, Khoa Dịch tễ, Học viện Quân y
Cùng tham dự buổi sinh hoạt, có đồng chí Vũ Thu Hằng – Đại diện BCH Công đoàn Nhà trường, các công đoàn viên từ các đơn vị khác trong trường và các công đoàn viên Khoa Khoa học Quản lý.
Ảnh: Không gian của buổi sinh hoạt
Với các kiến thức về dịch tễ và kinh nghiệm thực tiễn điều trị cho hàng trăm ca bệnh nhi bị sốt xuất huyết thời gian vừa qua tại Bệnh viện 103, các thông tin từ bác sĩ vô cùng hữu ích trong dự phòng và điều trị bệnh sốt xuất huyết cũng như một số bệnh giao mùa đối với các công đoàn viên tham dự.
Ảnh: Công đoàn viên chụp ảnh lưu niệm cùng bác sĩ Vũ Tùng Sơn
Một số thông tin hữu ích từ buổi sinh hoạt xin được chia sẻ nhằm nâng cao hiệu quả dự phòng và điều trị bệnh sốt xuất huyết như sau:
Bệnh sốt xuất huyết:
• Là bệnh truyền nhiễm cấp tính
• Mầm bệnh: virus Dengue với 4 týp huyết thanh DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4
• Trung gian truyền bệnh: muỗi Aedes aegypti
• Bệnh rải rác quanh năm nhưng tăng vào mùa mưa
• Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn
• Đặc điểm là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, tử vong.
Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết:Chuyển từ Giai đoạn sốt sang Giai đoạn nguy hiểm và tiếp đó là Giai đoạn phục hồi, trong đó chúng ta thường chủ quan với bệnh trong giai đoạn nguy hiểm vì nhiệt độ cơ thể trong giai đoạn này có xu hướng giảm.
Ảnh: Diễn biến theo giai đoạn của sốt xuất huyết
Các triệu chứng để sớm nhận biết bệnh sốt xuất huyết như sau:
• Sốt cao đột ngột, liên tục
• Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn
• Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt
• Da xung huyết
• Nghiệm pháp dây thắt dương tính
• Chấm xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng
Khi nghi ngờ bị bệnh, bệnh nhân có thể tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết sẽ thể hiện:
• Tiểu cầu giảm
• Bạch cầu giảm
• Hematocrit tăng
• Xét nghiệm miễn dịch: test Dengue (+)
Điều trị bệnh sốt xuất huyết: Đáng lưu ý đây là bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, sử dụng thuốc theo từng giai đoạn lâm sàng của bệnh. Khi bị bệnh, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, uống Oresol (pha theo hướng dẫn) với cách tính mức Oresol pha cần dung nạp ước chừng bằng ½ cân nặng của người bệnh (ví dụ: người nặng 40kg, cần uống 2l Oresol đã pha). Bác sĩ cũng khuyến cáo không nên tự ý truyền dịch vì có thể gây thừa dịch dẫn tới các hệ quả nguy hiểm.
Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết:
• Đối với người bệnh: cần Cách ly và Điều trị
• Đối với muỗi AEDES: Xua diệt muỗi và diệt bọ gậy, cung quăng
• Đối với người chưa bị bệnh:Phòng tránh muỗi đốt
Gợi ý về việc phun thuốc diệt muỗi
Ngoài việc phun thuốc diệt muỗi (theo kế hoạch của Phường như hiện nay, phương pháp diệt tại chỗ), các hộ gia đình có thể tự phun tẩm Dung dịch diệt côn trùng Fendona 10SC (có thể diệt các loại côn trùng khác như ruồi, muỗi, kiến, gián, sâu bọ ...,…) vào tường nhà hay vật dụng được cho là hiệu quả (hiệu quả trong vòng 6 tháng) và được Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đánh giá cao.
Ảnh: Thuốc Fendona 10SC
Thông tin chi tiết về bệnh sốt xuất huyết và các bệnh giao mùa, Quý vị có thể download file bài chia sẻ của bác sĩ đính kèm.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn