Tuyến sinh 2019: So sánh chương trình đào tạo ngành Khoa học Quản lý hệ CLC đáp ứng thông tư 23/2014- Bộ GD-ĐT với chương trình đào tạo hệ chuẩn của ĐHQG và chương trình tiên tiến của nước ngoài

Thứ năm - 25/07/2019 16:07

Chương trình đào tạo ngành Khoa học Quản lý hệ CLC đáp ứng thông tư 23/2014- Bộ GD-ĐT so với chương trình đào tạo hệ chuẩn có một số khác biệt như sau: Tổng số tín chỉ của chương trình là 155TC, có 05 học phần điều chỉnh, tăng, giảm số tín chỉ, 03 học phần mới và 11 học phần giảng dạy bằng tiếng Anh.

Nội dung

Khung CTĐT hệ CLC theo thông tư 23

Khung CTĐT hệ CLC của ĐHQG

Khung chuẩn của ĐHQG

Tổng số tín chỉ

155

159

139

Tổng số học phần

63

86

83

Số hướng chuyên ngành

01

05

05

Học phần giảng dạy bằng tiếng Anh

11 (32TC)

0

0

Hình thức giảng dạy song giảng 50-50 ( 01 giảng viên cơ hữu – 01 chuyên gia )

32TC giảng dạy bằng tiếng Anh + một số học phần đặc trưng của ngành

0

0

Talk serie

 

0

0

Số học phần điều chỉnh

05 (15TC)

 

 

Số học phần mới

03( 09TC)

 

 

              Chương trình đào tạo so với chương trình đào tạo của Trường Đại học Manchester- Anh Quốc có một số điểm khác biệt  như sau: Trường đại học Manchester – Anh Quốc, top 50 trường đại học ranking cao nhất thế giới theo QS.

Tên chương trình: Bachelor of Management Science, top 10 ngành ranking cao nhất tại UK.

Thời lượng đào tạo: 3 năm (360 ECTS); 120 ECTS bắt buộc, 240 ECTS tự chọn.

Tương đồng khoảng trên 70% (17 môn) về khung và nội dung giữa chương trình đào tạo của Đại học Manchester và chương trình đào tạo của Khoa Khoa học Quản lý.


So sánh vơi Chương trình đào tạo của nước ngoài

STT

Tên học phần trong chương trình đào tạo của đại học Manchester

(Tiếng Anh,

tiếng Việt)

Tên học phần trong chương trình đào tạo của đơn vị

Thuyết minh về những điểm giống và khác nhau giữa các học phần của 2 chương trình đào tạo

1

Economic Principles (Các nguyên lý kinh tế cơ bản)

Kinh tế học đại cương

Nhìn chung, 2 học phần này là giống nhau trên 90% về nội dung. Cụ thể, cả 2 học phần giới thiệu các công cụ và khái niệm phân tích kinh tế ở cấp độ vi mô và vĩ mô.

2

Financial Decision Making (Ra quyết định tài chính)

Lý thuyết quyết định

Decision Theory

Hai học phần đều có nội dung liên quan đến lý thuyết ra quyết định, và do đó giống nhau khoảng 60%. Tuy nhiên, hai học phần cũng có sự khác biệt. học phần Decision Theory sử dung các tiếp cận cả toán hóa và phi toán để rèn luyện cho người học những phương pháp, cách thức ra quyết định hiệu quả, hạn chế rủi ro trong quá trình ra quyết định.

Ngược lại học phần Financial Decision Making giới thiệu một số kỹ thuật cơ bản về ra quyết định trong phạm vi tài chính: tính giá trị thời gian của tiền; định giá trái phiếu và cổ phiếu, kỹ thuật thẩm định đầu tư vốn; đặc trưng hành vi giá cổ phiếu và vai trò của rủi ro trong định giá an ninh.

3

Research Methodology (Phương pháp luận nghiên cứu khoa học)

Các phương pháp nghiên cứu khoa học

Research Methods

Nội dung là tương đương nhau 70%, trong đó nhấn mạnh đến phương pháp luận nghiên cứu khoa học, cách thiết kế nghiên cứu khoa học (xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phương pháp chứng minh giả thuyết, xây dựng đề cương nghiên cứu...)

4

Introduction to Management and Organisation Studies (Tổng quan về khoa học quản lý và tổ chức)

Khoa học quản lý đại cương

General Management Science

&Khoa học tổ chức

Science of Organizations

Nội dung tương đồng 90%. Học phần của Manchester là tổng hợp nội dung của 2 học phần đều nhấn mạnh tới trang bị cho người học kiến thức cơ sở của quản lý và tổ chức, các yếu tố tác động đến quản lý; đối tượng, phương pháp, đặc điểm, ý nghĩa của khoa học quản lý. Sinh viên sẽ được học cách phân tích nhiều khía cạnh về tổ chức dựa vào các góc nhìn từ vi mô đến vĩ mô.

Ngoài ra học phần Introduction to Management and Organisations Studies còn nhấn mạnh về khía cạnh trách nghiệm xã hội của quản lý.

5

Case Studies in Management (Trường hợp nghiên cứu điển hình trong Khoa học Quản Lý)

-  Chính sách giảm nghèo bền vững

-  Môi trường và phát triển

Các học phần tương đồng khoảng 50%. Học phần của nước ngoài có tầm bao quát rộng hơn, không chỉ liên quan đến vấn đề xoá đói giảm nghèo mà còn các vấn đề khác trong phát triển như môi trường, xã hội, sinh thái

6

Introduction to Work Psychology (Tổng quan về tâm lý học công việc

-  Tâm lý học quản lý

-  Tâm lý học đại cương

Các học phần có sự tương đồng khoảng 80% dù tên gọi khác nhau.      Mục đích của các học phần này là cung cấp kiến thức cơ bản về tâm lý học trong quản trị và điều phối công việc, qua đó, cung cấp nền tảng cho các học phần tâm lý học tiếp theo. Hai học phần tập trung Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý xã hội của tập thể và của cá nhân.

7

Entrepreneurship and New Business Venturing (Khởi nghiệp và Phát triển doanh nghiệp )

Quản lý khởi nghiệp

Startup Management

Hai học phần tương đồng trên 70%với nội dung đề cập đến kiến thức về quản lý, vận hành kinh doanh để khai sinh doanh nghiệp có khả năng phát triển lâu bền, tạo đà tiến xa trên thị trường. Học phần phác họa quá trình quản lý để một tổ chức, doanh nghiệp được thành lập từ ý tưởng kinh doanh, từ một sản phẩm của quá trình nghiên cứu và triển khai (R&D), tồn tại, phát triển và đạt đến thành công. Học phần cũng đề cập đến những rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp từ lúc khởi nghiệp và cả trong quá trình vận hành của doanh nghiệp.

8

Employment Relations and Human Resource Management (Quan hệ trong công việc và quản trị nguồn nhân lực)

Quản lý nguồn nhân lực

Human Resource Management

Về cơ bản, nội dung của 2 học phần là trùng nhau trên 90%.Học phần nghiên cứu về phạm trù việc làm và quản lý nguồn nhân lực. Học phần của Manchester sẽ tập trung vào các trường hợp nghiên cứu ở Anh và châu Âu. Trong khi học phần Quản lý nguồn nhân lực sẽ tập trung vào trường hợp ở Việt nam, qua đó gần gũi hơn với người học.

9

International Business

(Kinh doanh quốc tế )

Đại cương về quản trị kinh doanh

Introduction to Business Management

Về cơ bản học phần hai môn là giống nhau trên 90%. Đều đi vào phân tích, giới thiệu những lý thuyết, và bài học thực hành cơ bản trong kinh doanh, kinh doanh quốc tế và những nguyên tắc quản trị kinh doanh.

10

Managing Projects (Quản lý dự án)

Quản lý dự án

Project Management

Về cơ bản, nội dung của 2 học phầntrùng nhau trên 90%. Hai học phần nhằm mục đích nâng cao kiến thức và hiểu biết về các nguyên tắc quản lý dự án: khái niệm, quy trình, công cụ và kỹ thuật.

11

Management in Practice (Thực tiễn quản lý)

Kỹ năng quản lý

Management Skills

Nội dung tương đồng 80%. Trọng tâm của học phần này là kiến thức, kỹ năng về thực tế quản lý và lãnh đạo trong các tổ chức.

12

Academic and Career Development (Phát tiển kỹ năng học thuật và nghề nghiệp)

-  Thực hành văn bản tiếng việt

-  Logic học đại cương

-  Nhập môn năng lực thông tin

Nội dung của Học phần bên phía trường Manchester và các học phần liệt kê trên của chương trình tiên tiến giống nhau trên 70%, liên quan đến phát triển các kỹ năng cần thiết cho việc học tập ở môi trường học thuật. Phần khác nhau liên quan đến những thứ đặc trưng với hoàn cảnh Việt Nam

13

Quantitative Methods for Business and Management (Phương pháp nghiên cứu định tính cho khoa học quản lý và kinh doanh)

Thống kê cho khoa học xã hội

Hai học phần trùng khớp trên 60% về nội dung. Cả hai đều tập trung giới thiệu các nguyên tắc cơ bản, các vấn đề và kỹ thuật của Phương pháp định lượng áp dụng cho quản lý quản lý và kinh doanh. Sinh viên sẽ được dạy các khái niệm cơ bản, các mô hình và cách thức phân tích để hỗ trợ cho việc ra quyết định. Tuy nhiên học phần thống kê sẽ tiếp cận sơ lược hơn so với học phần của đại học Manchester.

14

Law in a Management Context (Luật trong bối cảnh quản lý)

-  Nhà nước và pháp luật đại cương

-  Luật hành chính Việt Nam

Các học phần giống nhau trên 60% về nội dung. Trong khi học phần của đại học Manchester tập trung vào luật trong quản lý với trường hợp cụ thể của liên hiệp Anh thì hai học phần của USSH tập trung vào bối cảnh Việt Nam

15

Decision Analysis for Business & Management (Phân tích quyết định quản trị kinh doanh )

-  Lý thuyết trò chơi

Các học phần giống nhau trên 50% về nội dung. Nền tảng của học phần Decision Analysis chính là những nguyên tắc của Kinh tế học vi mô và lý thuyết trò chơi.

16

Employment Law (Luật lao động)

Bảo hiểm xã hội

Các học phần giống nhau trên 50% về nội dung: Đề đề cập đến vấn đề quyền hạn nghĩa vụ của người lao động nói chung. Học phần bảo hiểm xã hội đi sâu vào luật bảo hiểm và các quy định cụ thể hiện hành trong pháp luật Việt Nam.

17

Ethical Business (Đạo đức kinh doanh)

Văn hoá tổ chức

Hai học phần giống nhau 60%, nhằm cung cấp kiến thức nền tảng cho sinh viên về lý thuyết hành vi của các tập đoàn và tổ chức. Các hành vi đạo đức / phi đạo đức của các tổ chức sẽ được phân tích trong bối cảnh sự phát triển của toàn cầu hóa.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây