1. Chế độ học bổng:
Sinh viên theo học chương trình đào tạo của Khoa Khoa học quản lý nói chung và sinh viên hệ đào tạo chất lượng cao thu học phí theo chi phí đào tạo và đảm bảo chất lượng đáp ứng thông tư 23/2014 của Bộ GD-ĐT có cơ hội được nhận rất nhiều loại học bổng khác nhau trong một năm học:
- Học bổng của Nhà trường: Hàng năm, nhà trường có nhiều học bổng từ các Quỹ như: Thắp sáng niềm tin; Học bổng BIDV;Học bổng Vingroup; Học bổng Shinnyo; Học bổng AEON Nhật Bản; Học bổng Mitsubishi Nhật Bản; Học bổng PonyChung, Hàn Quốc; Học bổng Chung-Soo, Hàn Quốc; Học bổng Vừ A Dính; Học bổng Yamada, Nhật Bản; Giải thưởng KOVA hạng mục “Nghị lực” và hạng mục “Triển vọng”; Giải thưởng Đào Minh Quang,…
- Học bổng của Khoa: Khoa sẽ trích 8% học phí thu được cấp học bổng cho các sinh viên có kết quả học tập giỏi trở lên xét từ cao xuống thấp.
2. Các hoạt động hỗ trợ sinh viên gia tăng giá trị cá nhân
Có rất nhiều hoạt động giúp bạn gia tăng giá trị cá nhân ngay khi theo học CTĐT này tại khoa. Có thể kể tới như:
1) Nghiên cứu khoa học độc lập với giáo viên hướng dẫn hay tham gia các sinh hoạt khoa học; công bố hay đồng công bố khoa học cùng cácgiảng viên, chuyên gia của Khoa (đề tài/dự án/seminar/hội thảo/công bố khoa học,...)
2) Tham gia các hoạt động năng động của các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm về văn nghệ, văn hóa, thể thao,...của Khoa và Nhà trường như CLB Nhà quản lý trẻ, CLB Nhân lực, CLB Hoa đá, CLB Sol, đội Kịch, đội võ Vovinam, đội nhảy Rumbo,...
3) Làm thêm với các địa chỉ sẵn sàng đón nhận sinh viên thực tập có trả lươnghay tham gia các hoạt động khoa học cùng các giảng viên, chuyên gia của Khoa (dịch thuật, triển khai khảo sát thuộc các đề tài khoa học,...),...
4) Cơ hội khởi nghiệp thành công với các hoạt động hỗ trợ từ Khoa và Nhà trường như các cuộc thi Khởi nghiệp dựa trên quyền sở hữu trí tuệ, tập huấn, ươm tạo cùng các vườn ươm, CEO thành công,...
5) Tích lũy cơ hội để có thể chuyển tiếp nghiên cứu sinh hay học tiếp với các CTĐT sau đại học của Khoa
3. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo chất lượng cao ngành khoa học quản lý đáp ứng được yêu cầu của các vị trí quản lý, tư vấn quản lý, chuyên viên, chuyên gia quản lý trong các cơ quan quyền lực nhà nước (văn phòng hội đồng nhân dân các cấp, các ban chuyên môn thuộc hội đồng nhân dân các cấp), các cơ quan hành chính nhà nước (văn phòng ủy ban nhân dân các cấp, phòng/ban chuyên môn cấp sở thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phòng chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện), cán bộ chuyên trách, cán bộ bán chuyên trách, công chức cấp xã và các cơ quan nhà nước khác ở trung ương hoặc địa phương, tổ chức chính trị (văn phòng thuộc tổ chức Đảng các cấp), các tổ chức chính trị - xã hội (mặt trận Tổ quốc, công đoàn, đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã), các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế; làm nguồn để tuyển chọn tiếp tục tham gia các chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành khoa học quản lý và các chuyên ngành khác. Sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo chất lượng cao ngành khoa học quản lý cũng có thể đảm nhận vị trí nghiên cứu, giảng dạy thực hành quản lý trong các trường đại học/nghiên cứu viên, chuyên viên thuộc các trung tâm, viện nghiên cứu...
4. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Trong quá trình học đại học, sinh viên có thể học chương trình đào tạo bằng kép theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, có khả năng học cao học chuyên ngành Khoa học quản lý, chuyên ngành Chính sách công, chuyên ngành Quản lý khoa học và công nghệ, chuyên ngành Quản lý sở hữu trí tuệ hoặc chuyển thẳng lên học tiến sỹ Quản lý khoa học và công nghệ hoặc một ngành phù hợp với ngành Khoa học quản lý, hoặc bổ túc kiến thức để có thể học cao học một ngành khác.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn