HỘI THẢO KHOA HỌC
“CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN BỘ ĐỊA CHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM LĨNH VỰC HÀNH CHÍNH”
Ngày 22/12/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2079/QĐ-TTg về việc phê duyệt Nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt cấp quốc gia “Xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam” (gọi tắt là Quốc chí). Mục tiêu của Nhiệm vụ là xây dựng và cung cấp tri thức cơ bản, tổng hợp về điều kiện tự nhiên, con người và văn hoá, xã hội góp phần phát triển khoa học, giao dục và nâng cao dân trí, phục vụ công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh thông qua hình thành cơ sở dữ liệu ở dạng sách số và bộ sách in Địa chí Quốc gia Việt Nam.
Sau hơn một năm triển khai gần 30 nhiệm vụ, ngày 05/11/2019, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức Lễ trao Hợp đồng và triển khai 7 nhiệm vụ thành phần thuộc Nhiệm vụ “Xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam” đợt 1. Nhiệm vụ"Nghiên cứu và xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam: Tập Hành chính"(gọi tắt là Quốc chí lĩnh vực Hành chính) do PGS.TS Đào Thanh Trường, Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý, Trưởng khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN làm Chủ nhiệm nhiệm vụlà 1 trong 7 nhiệm vụ thực hiện trong đợt 1 năm 2019.
Thực hiện kế hoạch triển khai nhiệm vụ Quốc chí lĩnh vực Hành chính,ngày 15/01/2020, tại Học viện Hành chính Quốc gia, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức hội thảo khoa học “Cách tiếp cận và phương pháp biên soạn Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam: lĩnh vực Hành chính”.
Tham gia hội thảo có TS. Đặng Xuân Hoan - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; GS.TS Nguyễn Văn Kim - Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn-ĐHQGHN; PGS.TS Đào Thanh Trường, Viện trưởng Viện Chính sách và Quản lý, Trưởng khoa Khoa học Quản lý, Chủ nhiệm nhiệm vụ thành phần "Nghiên cứu và xây dựng bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam: Tập Hành chính"; đại diện lãnh đạo Trường Đại học Nội vụ, Trung tâm Thông tin Bộ Nội vụ, Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước, các phòng ban chức năng của Học viện Hành chính Quốc gia, đơn vị khác của Bộ Nội vụ; về phía Đại học Quốc gia Hà Nội, cơ quan chủ trì nhiệm vụ có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc chí, Ban Thư ký Nhiệm vụ, Ban KH&CN, phòng ban chức năng của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học KHXH&NV, cùng đông đảo các nhà khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội, Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính Quốc gia, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh...
TS. Đặng Xuân Hoan - Bí thu Đảng ủy, Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia
Phát biểu chào mừng hội thảo,TS. Đặng Xuân Hoan nhấn mạnh ý nghĩa hợp tác nghiên cứu giữa Học viện Hành chính Quốc gia, trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học hành chính, với Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN trung tâm đào tạo hàng đầu, có uy tín của quốc gia và khu vực về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Giám đốc Học viện đánh giá cao vai trò của Nhiệm vụ đặc biệt cấp quốc gia “Biên soạn Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam”do Chính phủ đã giao cho Đại học Quốc gia Hà Nộ, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội là chủ nhiệm nhiệm vụ.
Với vai trò là Phó Chủ nhiệm nhiệm vụ Quốc chí lĩnh vực Hành chính, thủ trưởng đơn vị phối hợp nòng cốt của Tập Hành chính,Giám đốc khẳng định tính mới, tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của nhiệm vụ thành phần. Hội thảo khoa học “Cách tiếp cận và phương pháp biên soạn Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam: lĩnh vực Hành chính"là hoạt động khởi động cần thiết để tiến hành biên soạn Quốc chí lĩnh vựcHành chính.
GS.TS Nguyễn Văn Kim -Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KHXH&NV
Là cơ quan chủ trì nhiệm vụ, trong đợt 1 năm 2019, Trường Đại học KHXH&NV triển khai4/7 nhiệm vụ thành phần. Trong những năm tới, triển khai biên soạn Quốc chí là hoạt động trọng tâm của Nhà trường. Cùng với các tập khác, cách tiến cận và nội dung tập Hành chính nhằm làm rõ: Diện mạo nền hành chính ở Việt Nam hiện nay theo hướng bao quát bộ máy và nhân sự hành chính; Các quan điểm, pháp luật, chính sách, tổ chức, hoạt động,... của các cơ quan hữu trách về hành chính Việt Nam hiện nay; Các hoạt động, thành tựu, nhân vật, sự kiện, vấn đề... về tổ chức, vận hành và hoàn thiện nền hành chính Việt Nam... GS.TS Nguyễn Văn Kim đánh giá cao sự nỗ lực của nhóm nghiên cứu triển khai nhiệm vụ Quốc chí lĩnh vực Hành chính đồng thời bày tỏ lời cảm ơn đến Học viện Hành chính Quốc gia đã quan tâm, đồng tổ chức hội thảo khoa học này và hy vọng được tiếp tục cộng tác với Học viện trong thời gian tới.
PGS.TS. Đào Thanh Trường, Chủ nhiệm nhiệm vụ Thành phần “Nghiên cứu và xây dựng Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam: Tập Hành chính”
Báo cáo đề dẫn của Ban chủ nhiệm do PGS.TS. Đào Thanh Trường đã cung cấp thông tin, nội dung khái quát nhất về thông tin đề tài; nguồn nhân lực tham gia biên soạn; cách tiếp cận và phương pháp sử dụng; nguyên tắc chia quyển, chương mục trong tập; nội dung của Tập Hành chính; nguồn tư liệu, cách thức sử dụng, biên soạn và công việc thực hiện. Cùng với các tập khác, cách tiếp cận và nội dung của Tập Hành chính nhằm làm rõ nhất diện mạo nền hành chính Việt Nam;các hoạt động, thành tựu tiêu biểu củanền hành chính Việt Nam thế kỷ XXI.
Báo cáo đề dẫncó nêu ra các vấn đề thảo luận:
- Cách thức triển khai biên soạn quyển (gồm 4 quyển);
- Cách thức trình bày nội dung các chương, mục theo quy chuẩn của Bộ Địa chí Quốc gia Việt Nam;
- Cách tiếp cận và phương pháp biên soạn nội dung mục;
- Cách tiếp cận và phương pháp biên soạn mục mẫu (viết thử);
- Những vấn đề hành chính Việt Nam hiện nay thể hiện trong Quốc chí.
PGS.TS. Hoàng Mai - Học Viện Hành chính Quốc gia
Tiếp sau báo cáo đề dẫn, PGS.TS. Hoàng Mai nêu lên một số vấn đề hành chính Việt Nam đương đại phục vụ biên soạn Địa chí Quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực hành chính; có thể kể đến các vấn đề như: Bộ máy hành chính nhà nước, hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, nhân sự hành chính nhà nước, tài chính công,…
PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh - Đại học Quốc gia Hà Nội
PGS.TS. Nguyễn Tiến Vinh, thành viên Ban Thư ký Nhiệm vụ Quốc chí báo cáo trình bày về “Mục Chính sách: Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị”, trong đó nêu ra khái lược khung cấu trúc cần có của các mục liên quan đến chính sách nói chung và chính sách hành chính nói riêng; những yêu cầu về mục cũng được đề cập và làm rõ về mục Chính sách thông qua xem xét mục cụ thể là: Đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn